Sinh viên cử tuyển bị bỏ rơi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sinh viên cử tuyển bị bỏ rơi
Sau khi có sự đổi thay về chính sách, một số sinh viên thuộc đối tượng do Trường THPT vùng cao Việt Bắc cử đi học ở các trường ĐH, CĐ đều bị mất quyền lợi. Sinh viên đã nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Phần lớn những sinh viên (SV) đi học theo hệ cử tuyển này đều là con em các dân tộc thiểu số của các tỉnh miền núi, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. SV chỉ có thể đi học và tiếp tục học tập nhờ vào khoản kinh phí hỗ trợ của nhà nước.
Em Vi Văn Niềm, SV cử tuyển của Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, cho biết trước đây các khoản phụ cấp hàng tháng, tiền tàu xe, tiền học phí đều được chi trả. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi từ sau thời điểm 1/1/2008, liên quan đến Nghị định 134 của Chính phủ, quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Đã hơn 3 năm nay, các cơ sở đào tạo cũng như số SV này không được nhận số tiền đào tạo cũng như trợ cấp, học bổng và các khoản kinh phí khác từ đơn vị cử đi đào tạo. Chính vì thế việc học tập, sinh hoạt của các sinh viên này gặp rất nhiều khó khăn.
Niềm cũng cho biết thêm, để có thể tiếp tục theo học thì những năm qua gia đình em đã phải thế chấp nhà vay tiền ngân hàng. Gia đình đã khó khăn lại càng thêm khốn khó. Không chỉ riêng Niềm mà nhiều SV khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự nên ai cũng khắc khoải chờ đợi. Nhưng sự chờ đợi đó đã kéo dài 3 năm nhưng vẫn chưa có lời hồi đáp.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tất Thắng, Trưởng ban công tác HS, SV Đại học Thái Nguyên cho biết: “Tình trạng SV cử tuyển do Trường THPT vùng cao Việt Bắc (VCVB) gửi sang nhiều năm nay không nhận được chế độ chính sách là hoàn toàn có thật. Kinh phí đào tạo của các SV này đến nay vẫn chưa có đơn vị nào thanh toán cho nhà trường”.
Cũng theo thầy Thắng thì trước kia có chỉ tiêu cử tuyển do địa phương cử đi và chỉ tiêu dành cho Trường THPT VCVB. Các chỉ tiêu này đều do Bộ GD-ĐT phê duyệt. Nhưng khi Nghị định 134 ra đời lại không có phần quy định đến đối tượng cử tuyển do trường vùng cao cử đi học. Trường ĐH Thái Nguyên cũng nhiều lần phản ánh về hiện trạng này và Bộ GD-ĐT cũng đã nắm được vấn đề.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì Trường THPT VCVB bắt đầu cử học sinh vào các cơ sở để đào tạo bắt đầu từ năm học 2004 - 2005, đến năm 2008 thì bỏ chế độ này (khi Nghị định 134 ra đời- PV). Hiện tại còn gần 100 SV do trường cử đi đang học tại các cơ sở đào tạo.
Kể từ khi Nghị định 134 có hiệu lực, kinh phí đào tạo cử tuyển do ngân sách địa phương đảm bảo trên cơ sở quy định của Thông tư liên tịch số 13/2008 thì nhà trường không có khả năng chi trả do là đơn vị sự nghiệp không có thu. Nhà trường cũng đã liên hệ với các Sở GD-ĐT để chuyển những SV này về cho các Sở chi trả và phân công công việc sau này. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ GD-ĐT cũng như chưa có sự thống nhất giữa nhà trường và các Sở nên vẫn còn nhiều lùng túng
Song trên thực tế, việc chuyển trách nhiệm này lại không đúng với Nghị định 134 bởi số SV cử tuyển trên không phải do các địa phương cử đi học. Theo lãnh đạo một trường ĐH thì đáng ra là chỉ có chỉ tiêu cử tuyển do các địa phương đặt hàng nhưng không hiểu sao trước kia Bộ GD-ĐT lại cấp chỉ tiêu cho các trường vùng cao Việt Bắc. Đây là lỗi hệ thống đòi hỏi Bộ GD-ĐT phải có trách nhiệm giải quyết.
Theo nguồn tin đáng tin cậy mà chúng tôi có được thì hiện tại Bộ GD-ĐT đang yêu cầu các trường ĐH, CĐ thống kê số lượng SV cử tuyển do Trường THPT VCVB cử đi học để đưa ra phương án giải quyết.
Còn theo lời bà Đinh Thị Kim Phương - hiệu trưởng Trường THPT VCVB thì trong năm 2011 Bộ GD-ĐT đã dự toán ngân sách để giải quyết vấn đề trên. “Vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 tới mọi quyền lợi chính sách của các em sẽ được giải quyết”, bà Phượng cho hay.
Như vậy sau gần 3 năm bị gián đoán thì quyền lợi của SV cử tuyển do Trường THPT VCVB cử đi học mới được phục hồi. Nhưng vẫn còn đó không ít boăn khoăn như các SV cử tuyển đã tốt nghiệp ra trường thì trả tiền cho họ ra sao? Khi tốt nghiệp thì đơn vị nào bố trí công tác?... Đây sẽ là vấn đề cần lời giải đáp từ các ban ngành liên quan trong thời gian tới.
Xem thêm :
ket qua xo so ||
dien thoai moi ||
cach su dung dien thoai ||
dap an dh ||
de thi dai hoc 2011 ||
diem thi 2014
Phần lớn những sinh viên (SV) đi học theo hệ cử tuyển này đều là con em các dân tộc thiểu số của các tỉnh miền núi, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. SV chỉ có thể đi học và tiếp tục học tập nhờ vào khoản kinh phí hỗ trợ của nhà nước.
Em Vi Văn Niềm, SV cử tuyển của Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, cho biết trước đây các khoản phụ cấp hàng tháng, tiền tàu xe, tiền học phí đều được chi trả. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi từ sau thời điểm 1/1/2008, liên quan đến Nghị định 134 của Chính phủ, quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Đã hơn 3 năm nay, các cơ sở đào tạo cũng như số SV này không được nhận số tiền đào tạo cũng như trợ cấp, học bổng và các khoản kinh phí khác từ đơn vị cử đi đào tạo. Chính vì thế việc học tập, sinh hoạt của các sinh viên này gặp rất nhiều khó khăn.
Niềm cũng cho biết thêm, để có thể tiếp tục theo học thì những năm qua gia đình em đã phải thế chấp nhà vay tiền ngân hàng. Gia đình đã khó khăn lại càng thêm khốn khó. Không chỉ riêng Niềm mà nhiều SV khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự nên ai cũng khắc khoải chờ đợi. Nhưng sự chờ đợi đó đã kéo dài 3 năm nhưng vẫn chưa có lời hồi đáp.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tất Thắng, Trưởng ban công tác HS, SV Đại học Thái Nguyên cho biết: “Tình trạng SV cử tuyển do Trường THPT vùng cao Việt Bắc (VCVB) gửi sang nhiều năm nay không nhận được chế độ chính sách là hoàn toàn có thật. Kinh phí đào tạo của các SV này đến nay vẫn chưa có đơn vị nào thanh toán cho nhà trường”.
Cũng theo thầy Thắng thì trước kia có chỉ tiêu cử tuyển do địa phương cử đi và chỉ tiêu dành cho Trường THPT VCVB. Các chỉ tiêu này đều do Bộ GD-ĐT phê duyệt. Nhưng khi Nghị định 134 ra đời lại không có phần quy định đến đối tượng cử tuyển do trường vùng cao cử đi học. Trường ĐH Thái Nguyên cũng nhiều lần phản ánh về hiện trạng này và Bộ GD-ĐT cũng đã nắm được vấn đề.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì Trường THPT VCVB bắt đầu cử học sinh vào các cơ sở để đào tạo bắt đầu từ năm học 2004 - 2005, đến năm 2008 thì bỏ chế độ này (khi Nghị định 134 ra đời- PV). Hiện tại còn gần 100 SV do trường cử đi đang học tại các cơ sở đào tạo.
Kể từ khi Nghị định 134 có hiệu lực, kinh phí đào tạo cử tuyển do ngân sách địa phương đảm bảo trên cơ sở quy định của Thông tư liên tịch số 13/2008 thì nhà trường không có khả năng chi trả do là đơn vị sự nghiệp không có thu. Nhà trường cũng đã liên hệ với các Sở GD-ĐT để chuyển những SV này về cho các Sở chi trả và phân công công việc sau này. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ GD-ĐT cũng như chưa có sự thống nhất giữa nhà trường và các Sở nên vẫn còn nhiều lùng túng
Song trên thực tế, việc chuyển trách nhiệm này lại không đúng với Nghị định 134 bởi số SV cử tuyển trên không phải do các địa phương cử đi học. Theo lãnh đạo một trường ĐH thì đáng ra là chỉ có chỉ tiêu cử tuyển do các địa phương đặt hàng nhưng không hiểu sao trước kia Bộ GD-ĐT lại cấp chỉ tiêu cho các trường vùng cao Việt Bắc. Đây là lỗi hệ thống đòi hỏi Bộ GD-ĐT phải có trách nhiệm giải quyết.
Theo nguồn tin đáng tin cậy mà chúng tôi có được thì hiện tại Bộ GD-ĐT đang yêu cầu các trường ĐH, CĐ thống kê số lượng SV cử tuyển do Trường THPT VCVB cử đi học để đưa ra phương án giải quyết.
Còn theo lời bà Đinh Thị Kim Phương - hiệu trưởng Trường THPT VCVB thì trong năm 2011 Bộ GD-ĐT đã dự toán ngân sách để giải quyết vấn đề trên. “Vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 tới mọi quyền lợi chính sách của các em sẽ được giải quyết”, bà Phượng cho hay.
Như vậy sau gần 3 năm bị gián đoán thì quyền lợi của SV cử tuyển do Trường THPT VCVB cử đi học mới được phục hồi. Nhưng vẫn còn đó không ít boăn khoăn như các SV cử tuyển đã tốt nghiệp ra trường thì trả tiền cho họ ra sao? Khi tốt nghiệp thì đơn vị nào bố trí công tác?... Đây sẽ là vấn đề cần lời giải đáp từ các ban ngành liên quan trong thời gian tới.
Xem thêm :
ket qua xo so ||
dien thoai moi ||
cach su dung dien thoai ||
dap an dh ||
de thi dai hoc 2011 ||
diem thi 2014
trangkutehd- Member
- Tổng số bài gửi : 150
Registration date : 02/08/2010
Similar topics
» Xu hướng đổi mới tuyển sinh đại học
» 2.500 học sinh dự ngày hội tư vấn tuyển sinh
» "3 chung" và những câu chuyện đổi mới tuyển sinh
» Năm 2011: Vẫn tổ chức 3 đợt thi tuyển sinh
» Torres, Pedro và Navas rời tuyển TBN do chấn thương
» 2.500 học sinh dự ngày hội tư vấn tuyển sinh
» "3 chung" và những câu chuyện đổi mới tuyển sinh
» Năm 2011: Vẫn tổ chức 3 đợt thi tuyển sinh
» Torres, Pedro và Navas rời tuyển TBN do chấn thương
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết