Xu hướng đổi mới tuyển sinh đại học
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Xu hướng đổi mới tuyển sinh đại học
Đánh giá đề thi đại học năm nay có ý kiến cho rằng đề thi năm nay khá dễ, nằm trong chương trình sách giáo khoa, sẽ có nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối...
Để đánh giá một bài thi có vừa sức với học sinh hay khó hoặc dễ trong bộ môn “Đo lường và đánh giá kết quả học tập” người ta phải phân tích độ khó của bài thi đó bằng cách so sánh trị số trung bình của tất cả học sinh tham gia làm bài với điểm số trung bình lý thuyết ở đây là 5.
Nếu trị số trung bình của tất cả học sinh lớn hơn 5: đề dễ, ngược lại: đề khó. Đó là một cách phân tích khá thô sơ nhưng nó cho chúng ta thấy rằng để đánh giá đề thi khó hay dễ cần phải biết được điểm số của tất cả các học sinh tham gia làm bài.
Cho đến giờ phút này nếu chưa có kết quả thống kê của Bộ GD-ĐT, chắc sẽ không một ai dám khẳng định đề năm nay dễ. Có thể với kinh nghiệm của một người thầy lâu năm trong việc luyện thi đại học, người thầy có thể đưa ra những suy đoán chủ quan của mình nhưng để đánh giá một cách khách quan cần phải có sự chờ đợi vào kết quả chấm thi. Có thể dưới con mắt của thầy đề dễ nhưng với trình độ của thí sinh đề khó. Cũng giống như với một học sinh giỏi đề thi rất dễ nhưng với những học sinh trung bình khá đề thi lại hơi khó.
Điều đáng nói ở đây không phải là đề dễ hay khó mà là cho đến nay chúng ta chưa thống nhất được với nhau vấn đề: Thi tuyển sinh đại học để làm gì? Thoạt nhìn câu hỏi có vẻ rất dễ trả lời: Kỳ thi được tổ chức để dựa trên kết quả đó tuyển chọn sinh viên vào học các trường đại học.
Nhưng nếu trả lời như vậy thì có thể đặt thêm một câu hỏi phụ: Vậy thì tại sao không dựa vào kết quả kỳ thi tú tài trong khi nội dung và hình thức thi ngày càng giống nhau. Thế thì tại sao lại tốn kém tiền bạc và công sức để tổ chức thêm một kỳ thi tuyển sinh đại học quy mô như vậy? Câu hỏi quả thật không dễ trả lời.
Nhìn lại các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hình như họ không có một kỳ thi tuyển sinh đại học như ở ta. Họ chỉ tổ chức cho học sinh tham dự một kỳ thi kiểm tra “tư chất học sinh” SAT gồm hai môn tiếng Anh và toán học là có đủ điều kiện vào học đại học. Kỳ thi đó được tạo ra nhằm mục đích đánh giá học sinh có đủ khả năng theo kịp chương trình đại học hay không.
Và việc tuyển sinh đại học đều do các trường đại học tự quyết định thông qua các hình thức đánh giá kết quả học tập ở phổ thông, kết quả điểm số kỳ thi SAT và cuối cùng là phỏng vấn trực tiếp. Qua đó sẽ đánh giá một cách chính xác về năng lực của từng học sinh.
Xu hướng đổi mới sắp tới của việc tuyển sinh đại học nên là nhập hai kỳ thi vào thành một và dành quyền chủ động tuyển chọn sinh viên vào học cho các trường đại học.
Xem thêm:
ket qua xo so ||
dien thoai moi ||
cach su dung dien thoai ||
dap an dh ||
de thi dai hoc 2011 ||
diem thi 2014
Để đánh giá một bài thi có vừa sức với học sinh hay khó hoặc dễ trong bộ môn “Đo lường và đánh giá kết quả học tập” người ta phải phân tích độ khó của bài thi đó bằng cách so sánh trị số trung bình của tất cả học sinh tham gia làm bài với điểm số trung bình lý thuyết ở đây là 5.
Nếu trị số trung bình của tất cả học sinh lớn hơn 5: đề dễ, ngược lại: đề khó. Đó là một cách phân tích khá thô sơ nhưng nó cho chúng ta thấy rằng để đánh giá đề thi khó hay dễ cần phải biết được điểm số của tất cả các học sinh tham gia làm bài.
Cho đến giờ phút này nếu chưa có kết quả thống kê của Bộ GD-ĐT, chắc sẽ không một ai dám khẳng định đề năm nay dễ. Có thể với kinh nghiệm của một người thầy lâu năm trong việc luyện thi đại học, người thầy có thể đưa ra những suy đoán chủ quan của mình nhưng để đánh giá một cách khách quan cần phải có sự chờ đợi vào kết quả chấm thi. Có thể dưới con mắt của thầy đề dễ nhưng với trình độ của thí sinh đề khó. Cũng giống như với một học sinh giỏi đề thi rất dễ nhưng với những học sinh trung bình khá đề thi lại hơi khó.
Điều đáng nói ở đây không phải là đề dễ hay khó mà là cho đến nay chúng ta chưa thống nhất được với nhau vấn đề: Thi tuyển sinh đại học để làm gì? Thoạt nhìn câu hỏi có vẻ rất dễ trả lời: Kỳ thi được tổ chức để dựa trên kết quả đó tuyển chọn sinh viên vào học các trường đại học.
Nhưng nếu trả lời như vậy thì có thể đặt thêm một câu hỏi phụ: Vậy thì tại sao không dựa vào kết quả kỳ thi tú tài trong khi nội dung và hình thức thi ngày càng giống nhau. Thế thì tại sao lại tốn kém tiền bạc và công sức để tổ chức thêm một kỳ thi tuyển sinh đại học quy mô như vậy? Câu hỏi quả thật không dễ trả lời.
Nhìn lại các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hình như họ không có một kỳ thi tuyển sinh đại học như ở ta. Họ chỉ tổ chức cho học sinh tham dự một kỳ thi kiểm tra “tư chất học sinh” SAT gồm hai môn tiếng Anh và toán học là có đủ điều kiện vào học đại học. Kỳ thi đó được tạo ra nhằm mục đích đánh giá học sinh có đủ khả năng theo kịp chương trình đại học hay không.
Và việc tuyển sinh đại học đều do các trường đại học tự quyết định thông qua các hình thức đánh giá kết quả học tập ở phổ thông, kết quả điểm số kỳ thi SAT và cuối cùng là phỏng vấn trực tiếp. Qua đó sẽ đánh giá một cách chính xác về năng lực của từng học sinh.
Xu hướng đổi mới sắp tới của việc tuyển sinh đại học nên là nhập hai kỳ thi vào thành một và dành quyền chủ động tuyển chọn sinh viên vào học cho các trường đại học.
Xem thêm:
ket qua xo so ||
dien thoai moi ||
cach su dung dien thoai ||
dap an dh ||
de thi dai hoc 2011 ||
diem thi 2014
trangkutehd- Member
- Tổng số bài gửi : 150
Registration date : 02/08/2010
Similar topics
» Sinh viên cử tuyển bị bỏ rơi
» 2.500 học sinh dự ngày hội tư vấn tuyển sinh
» "3 chung" và những câu chuyện đổi mới tuyển sinh
» Năm 2011: Vẫn tổ chức 3 đợt thi tuyển sinh
» Ryan Giggs có thể dẫn dắt đội tuyển xứ Wales
» 2.500 học sinh dự ngày hội tư vấn tuyển sinh
» "3 chung" và những câu chuyện đổi mới tuyển sinh
» Năm 2011: Vẫn tổ chức 3 đợt thi tuyển sinh
» Ryan Giggs có thể dẫn dắt đội tuyển xứ Wales
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết