Giám thị, nỗi lòng biết tỏ cùng ai
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Giám thị, nỗi lòng biết tỏ cùng ai
Tôi chuyển công tác về một trường khá lớn, được phân công làm giám thị và dạy 4 tiết môn của mình. Mới về trường tôi cũng đâu dám nói gì vì sợ bị "để ý". Tôi nghĩ sau một thời gian nếu thiếu giáo viên (GV) tôi sẽ được đứng lớp.
Thế mà khi thiếu GV, trường tôi vẫn nhận GV mới về và bảo rằng: lúc tôi chuyển về trường vì thiếu giám thị nên trường chỉ nhận tôi về làm giám thị. Tôi coi như "hết cửa" để đứng lớp.
Học sinh tiểu học nghe giám thị phổ biến quy chế thi - Ảnh: Google Chuyên môn của tôi ngày càng mai một vì dạy quá ít. Hằng ngày tôi làm một số công việc như điểm danh, ghi sổ điểm hằng tháng cho lớp (lúc ấy chưa có ứng dụng công nghệ thông tin như bây giờ), tiếp phụ huynh để xin phép... Giám thị chúng tôi đã “lấy đi” của GVCN 1 tiết/ lớp. Để đủ số tiết tôi phải quản lý khoảng 15 lớp.
Ngoài ra tôi phải trực ở phòng giám thị vào các buổi được phân công. Có nghĩa là phải đến sớm và về trễ hơn GV để quản lý HS vì HS thường lợi dụng thời gian không có GV để giải quyết mâu thuẫn.
Trường học khá rộng, tôi phải đi qua nhiều dãy phòng học, phòng thực hành, vườn sinh vật, nhà vệ sinh vì các em có thể trốn ở đó để đánh nhau, hút thuốc... Có hôm tôi giải quyết vụ đánh nhau ở lớp này chưa xong thì các em báo có vụ xảy ra ở lớp khác. Không hiếm lần tôi phải giải quyết những tranh cãi của các em cũng như “lãnh đủ” những bao rác, cục nước đá vô tình hay cố ý chọi trúng.
Một lần, các em đi xuống phòng bộ môn để học mà quên đóng cửa lớp, kẻ gian đột nhập vào lớp lục cặp lấy hết tiền và máy tính cầm tay của các em. Tình cờ hôm ấy giờ chơi, tôi nghe một em nói vào giờ đó thấy chị hàng xóm mình vào. Tôi hỏi tiếp, em không trả lời. Tôi đành tìm địa chỉ nhà em để đến nhà khuyên em hợp tác nhưng em không chịu dù tôi đã hết lời năn nỉ và hứa hẹn đủ điều.
Tôi phải tìm cách tiếp cận khu vực em sống xem có ai đã từng học ở trường. Gần 1 tuần tôi mới tìm được trong số đó có 1 HS ham chơi, đã từng lưu ban khi vào cấp 3. Tiếp tục phối hợp với trường em này đang học và công an làm việc thì em mới chịu nhận đã đến trường lấy cắp đồ của HS và chịu trả lại. HS nhận lại đồ cám ơn tôi rối rít. Tôi rất vui và quên đi bao nỗi nhọc nhằn.
Một số HS ham chơi hơn ham học, vào lớp thường quậy phá, GV dạy không được phải "gởi" lên phòng giám thị. Tôi phải hỏi thăm, khuyên nhủ để các em thấy những sai lầm của mình, xuống xin lỗi GV để vào học tiếp. Thế mà có nhiều em vừa lên lớp chừng 10 phút thì GV lại "gởi" tiếp.
Nhiều lần tôi phải mời phụ huynh đến để giải quyết những vụ các em lập băng nhóm gồm nhiều lớp, nhiều trường đánh nhau. Ít phụ huynh nào nhìn nhận con em mình sai mà đa số là bênh vực. Nhiều phụ huynh lớn tiếng lên án nhà trường làm… hư con em họ.
Với HS và phụ huynh HS như thế, còn với đồng nghiệp, tôi nhiều lần phải giữ lớp thay họ vì “bận việc đột xuất” hay “bệnh đột xuất”. Nhiều người báo nghỉ và gởi bài nhờ tôi cho lớp chép. Không nhận thì phiền nhưng nhận thì tôi làm không xuể...
Tổ tôi chỉ một ít anh chị tự nguyện xin ra vì lý do sức khỏe, đa số đều bị ép làm. Công việc nặng nhọc, nhiều va chạm. Tôi mong rằng mọi người có cái nhìn thoáng hơn đối với những người làm công tác giám thị vì chúng tôi góp phần quản lý HS, nâng cao nề nếp nhà trường.
Xem thêm :
ket qua xo so ||
dien thoai moi ||
cach su dung dien thoai ||
dap an dh ||
de thi dai hoc 2011 ||
diem thi 2014
Thế mà khi thiếu GV, trường tôi vẫn nhận GV mới về và bảo rằng: lúc tôi chuyển về trường vì thiếu giám thị nên trường chỉ nhận tôi về làm giám thị. Tôi coi như "hết cửa" để đứng lớp.
Học sinh tiểu học nghe giám thị phổ biến quy chế thi - Ảnh: Google Chuyên môn của tôi ngày càng mai một vì dạy quá ít. Hằng ngày tôi làm một số công việc như điểm danh, ghi sổ điểm hằng tháng cho lớp (lúc ấy chưa có ứng dụng công nghệ thông tin như bây giờ), tiếp phụ huynh để xin phép... Giám thị chúng tôi đã “lấy đi” của GVCN 1 tiết/ lớp. Để đủ số tiết tôi phải quản lý khoảng 15 lớp.
Ngoài ra tôi phải trực ở phòng giám thị vào các buổi được phân công. Có nghĩa là phải đến sớm và về trễ hơn GV để quản lý HS vì HS thường lợi dụng thời gian không có GV để giải quyết mâu thuẫn.
Trường học khá rộng, tôi phải đi qua nhiều dãy phòng học, phòng thực hành, vườn sinh vật, nhà vệ sinh vì các em có thể trốn ở đó để đánh nhau, hút thuốc... Có hôm tôi giải quyết vụ đánh nhau ở lớp này chưa xong thì các em báo có vụ xảy ra ở lớp khác. Không hiếm lần tôi phải giải quyết những tranh cãi của các em cũng như “lãnh đủ” những bao rác, cục nước đá vô tình hay cố ý chọi trúng.
Một lần, các em đi xuống phòng bộ môn để học mà quên đóng cửa lớp, kẻ gian đột nhập vào lớp lục cặp lấy hết tiền và máy tính cầm tay của các em. Tình cờ hôm ấy giờ chơi, tôi nghe một em nói vào giờ đó thấy chị hàng xóm mình vào. Tôi hỏi tiếp, em không trả lời. Tôi đành tìm địa chỉ nhà em để đến nhà khuyên em hợp tác nhưng em không chịu dù tôi đã hết lời năn nỉ và hứa hẹn đủ điều.
Tôi phải tìm cách tiếp cận khu vực em sống xem có ai đã từng học ở trường. Gần 1 tuần tôi mới tìm được trong số đó có 1 HS ham chơi, đã từng lưu ban khi vào cấp 3. Tiếp tục phối hợp với trường em này đang học và công an làm việc thì em mới chịu nhận đã đến trường lấy cắp đồ của HS và chịu trả lại. HS nhận lại đồ cám ơn tôi rối rít. Tôi rất vui và quên đi bao nỗi nhọc nhằn.
Một số HS ham chơi hơn ham học, vào lớp thường quậy phá, GV dạy không được phải "gởi" lên phòng giám thị. Tôi phải hỏi thăm, khuyên nhủ để các em thấy những sai lầm của mình, xuống xin lỗi GV để vào học tiếp. Thế mà có nhiều em vừa lên lớp chừng 10 phút thì GV lại "gởi" tiếp.
Nhiều lần tôi phải mời phụ huynh đến để giải quyết những vụ các em lập băng nhóm gồm nhiều lớp, nhiều trường đánh nhau. Ít phụ huynh nào nhìn nhận con em mình sai mà đa số là bênh vực. Nhiều phụ huynh lớn tiếng lên án nhà trường làm… hư con em họ.
Với HS và phụ huynh HS như thế, còn với đồng nghiệp, tôi nhiều lần phải giữ lớp thay họ vì “bận việc đột xuất” hay “bệnh đột xuất”. Nhiều người báo nghỉ và gởi bài nhờ tôi cho lớp chép. Không nhận thì phiền nhưng nhận thì tôi làm không xuể...
Tổ tôi chỉ một ít anh chị tự nguyện xin ra vì lý do sức khỏe, đa số đều bị ép làm. Công việc nặng nhọc, nhiều va chạm. Tôi mong rằng mọi người có cái nhìn thoáng hơn đối với những người làm công tác giám thị vì chúng tôi góp phần quản lý HS, nâng cao nề nếp nhà trường.
Xem thêm :
ket qua xo so ||
dien thoai moi ||
cach su dung dien thoai ||
dap an dh ||
de thi dai hoc 2011 ||
diem thi 2014
trangkutehd- Member
- Tổng số bài gửi : 150
Registration date : 02/08/2010
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết