Bí quyết học ít đạt hiệu quả cao
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bí quyết học ít đạt hiệu quả cao
Hiện là SV vừa học, vừa làm, thời gian làm việc và lên lớp của tôi chiếm hết ngày (tất nhiên chừa giờ ngủ). Bản thân tôi chỉ thích các môn có tính chất động não, tính toán, còn các môn buộc phải học thuộc lòng thì luôn là cực hình.
Nhân đây xin nói cho các bạn MT biết rằng: thầy cô giám thị cũng từng là HS, SV nên những thủ thuật "quay phim" dù thô sơ hay tinh vi hiện đại đến mấy cũng không thoát được họ, có chǎng chính là sự châm chước đấy các bạn ạ!
Thường để chuẩn bị cho một sô "quay phim" trong giờ thi, kiểm tra, chúng ta phải mất một thời gian không ít để chuẩn bị "đạo cụ"(chưa kể "đạo cụ" dự phòng). Đến khi làm bài thường chúng ta làm không kịp giờ (vì vừa nhìn giám thị, vừa nhìn tài liệu, vừa ghi chép), nếu mà gặp một "Bao Công" thì còn có nước để giấy trắng hoặc ký vào biên bản. Vậy làm sao chúng ta đạt được một số điểm tối thiểu để vượt qua rào cản vô cùng khó khǎn đó mà trong giờ kiểm tra, giờ thi tim chúng ta vẫn đập "đều đều", mặt vẫn "phây phây như người quân tử".
Xin mách các bạn một phương pháp học "ít vẫn đậu" từ chính bản thân và đã thực hiện thành công ở nhiều bạn bè, và tôi cũng xin nhấn mạnh " học rất ít chứ không phải là không học dù là một ít".
Điều trước tiên, bạn phải có tài liệu về môn học đó do chính giáo viên giảng dạy biên soạn hoặc được sử dụng làm tài liệu giảng dạy.
Việc thứ hai là tập vở của bạn phải được chép bài đầy đủ (ai chép cũng được, có thể mượn để photocopy), cố gắng có mặt, dỏng tai, giương mắt nghe giáo viên "bật mí" hoặc nhấn mạnh những vấn đề gì trong giờ ôn tập của buổi học cuối cùng (trước khi thi).
Đến đây bạn đã học "một ít" ở trường và bây giờ bạn phải học "một ít" ở nhà trước khi thi.
Chọn một khoảng thời gian (chừng 3 tiếng, đối với môn thi cuối nǎm, còn kiểm tra thì ít thời gian hơn) càng gần ngày thi càng tốt, nhưng phải chắc chắn, dứt khoát không để bị chi phối bởi bất kỳ lý do nào.
Bước 1: Soạn dàn bài (thuộc phần đề cương ôn thi) thật khái quát (Ví dụ: chương ..., phần...., bài..., ...., 1,2....) không đi vào chi tiết, nói chung chỉ là ghi tiêu đề, thông thường ở một chương trình ĐH tôi soạn mất 15 phút và chiếm hai trang giấy học trò và cố gắng học thuộc phần này (tối đa 30') nếu chưa thuộc làu thì bạn cũng nên cất vào túi và chuẩn bị cho bước 2.
Bước 2: Đây là bước khó khǎn nhất, phụ thuộc vào ý thức của bạn. Nếu tài liệu mỏng (từ 100-150 trang) thì bạn tập trung gồng mình lướt mắt qua tất cả những chữ gì ghi trong đó, đọc thì càng tốt, còn nếu tài liệu quá dày thì xem vở cũng được. Đọc lại một lần nữa đối với những vấn đề đã được giáo viên ôn thi cho là trọng tâm (bước này mất chừng 2 giờ tập trung).
Bước 3: Đến đây tôi tin chắc rằng bạn sẽ bắt đầu có chút lí thú đối với môn học và cũng cảm nhận được những lỗ hổng trong kiến thức của mình, bạn hãy tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi còn lại để làm điều đó đi!
Khi đi thi bạn không nên mang theo bất kỳ một loại tài liệu nào (điều này sẽ gây mất tập trung cho bạn) và hãy đừng hoang mang dù trong đầu bạn chỉ có mỗi dàn bài ngắn cũn, bạn phải tự nhủ là nhớ gì thì ghi nấy, hiểu sao nói vậy. Vì thường các môn thầy cô không cho sử dụng tài liệu thì câu hỏi thi nằm trong nguyên vǎn sách, vở nên với phương pháp học này bạn sẽ làm được hết các câu hỏi trong bài thi. Tất nhiên là bài thi của bạn sẽ được giáo viên chấm thi nhận xét: "Có hiểu bài, nhưng viết quá sơ sài". Tôi tin chắc rằng điểm thi của bạn sẽ trên trung bình.
Phương pháp này không thể có ý định bày vẽ cho bạn một cách học tiêu cực, nó chỉ nhằm giúp cho những bạn MT trong hoàn cảnh vừa học, vừa làm nhưng có ý thức trong học tập hoặc cho những sư phụ của các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hoá...). Với cách học này bạn cũng sẽ hiểu biết một cách khái quát về môn học và quan trọng nhất là vượt qua được những kỳ thi đầy cam co.
Xem thêm:
ket qua xo so ||
dien thoai moi ||
cach su dung dien thoai ||
dap an dh ||
de thi dai hoc 2011 ||
diem thi 2014
Nhân đây xin nói cho các bạn MT biết rằng: thầy cô giám thị cũng từng là HS, SV nên những thủ thuật "quay phim" dù thô sơ hay tinh vi hiện đại đến mấy cũng không thoát được họ, có chǎng chính là sự châm chước đấy các bạn ạ!
Thường để chuẩn bị cho một sô "quay phim" trong giờ thi, kiểm tra, chúng ta phải mất một thời gian không ít để chuẩn bị "đạo cụ"(chưa kể "đạo cụ" dự phòng). Đến khi làm bài thường chúng ta làm không kịp giờ (vì vừa nhìn giám thị, vừa nhìn tài liệu, vừa ghi chép), nếu mà gặp một "Bao Công" thì còn có nước để giấy trắng hoặc ký vào biên bản. Vậy làm sao chúng ta đạt được một số điểm tối thiểu để vượt qua rào cản vô cùng khó khǎn đó mà trong giờ kiểm tra, giờ thi tim chúng ta vẫn đập "đều đều", mặt vẫn "phây phây như người quân tử".
Xin mách các bạn một phương pháp học "ít vẫn đậu" từ chính bản thân và đã thực hiện thành công ở nhiều bạn bè, và tôi cũng xin nhấn mạnh " học rất ít chứ không phải là không học dù là một ít".
Điều trước tiên, bạn phải có tài liệu về môn học đó do chính giáo viên giảng dạy biên soạn hoặc được sử dụng làm tài liệu giảng dạy.
Việc thứ hai là tập vở của bạn phải được chép bài đầy đủ (ai chép cũng được, có thể mượn để photocopy), cố gắng có mặt, dỏng tai, giương mắt nghe giáo viên "bật mí" hoặc nhấn mạnh những vấn đề gì trong giờ ôn tập của buổi học cuối cùng (trước khi thi).
Đến đây bạn đã học "một ít" ở trường và bây giờ bạn phải học "một ít" ở nhà trước khi thi.
Chọn một khoảng thời gian (chừng 3 tiếng, đối với môn thi cuối nǎm, còn kiểm tra thì ít thời gian hơn) càng gần ngày thi càng tốt, nhưng phải chắc chắn, dứt khoát không để bị chi phối bởi bất kỳ lý do nào.
Bước 1: Soạn dàn bài (thuộc phần đề cương ôn thi) thật khái quát (Ví dụ: chương ..., phần...., bài..., ...., 1,2....) không đi vào chi tiết, nói chung chỉ là ghi tiêu đề, thông thường ở một chương trình ĐH tôi soạn mất 15 phút và chiếm hai trang giấy học trò và cố gắng học thuộc phần này (tối đa 30') nếu chưa thuộc làu thì bạn cũng nên cất vào túi và chuẩn bị cho bước 2.
Bước 2: Đây là bước khó khǎn nhất, phụ thuộc vào ý thức của bạn. Nếu tài liệu mỏng (từ 100-150 trang) thì bạn tập trung gồng mình lướt mắt qua tất cả những chữ gì ghi trong đó, đọc thì càng tốt, còn nếu tài liệu quá dày thì xem vở cũng được. Đọc lại một lần nữa đối với những vấn đề đã được giáo viên ôn thi cho là trọng tâm (bước này mất chừng 2 giờ tập trung).
Bước 3: Đến đây tôi tin chắc rằng bạn sẽ bắt đầu có chút lí thú đối với môn học và cũng cảm nhận được những lỗ hổng trong kiến thức của mình, bạn hãy tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi còn lại để làm điều đó đi!
Khi đi thi bạn không nên mang theo bất kỳ một loại tài liệu nào (điều này sẽ gây mất tập trung cho bạn) và hãy đừng hoang mang dù trong đầu bạn chỉ có mỗi dàn bài ngắn cũn, bạn phải tự nhủ là nhớ gì thì ghi nấy, hiểu sao nói vậy. Vì thường các môn thầy cô không cho sử dụng tài liệu thì câu hỏi thi nằm trong nguyên vǎn sách, vở nên với phương pháp học này bạn sẽ làm được hết các câu hỏi trong bài thi. Tất nhiên là bài thi của bạn sẽ được giáo viên chấm thi nhận xét: "Có hiểu bài, nhưng viết quá sơ sài". Tôi tin chắc rằng điểm thi của bạn sẽ trên trung bình.
Phương pháp này không thể có ý định bày vẽ cho bạn một cách học tiêu cực, nó chỉ nhằm giúp cho những bạn MT trong hoàn cảnh vừa học, vừa làm nhưng có ý thức trong học tập hoặc cho những sư phụ của các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hoá...). Với cách học này bạn cũng sẽ hiểu biết một cách khái quát về môn học và quan trọng nhất là vượt qua được những kỳ thi đầy cam co.
Xem thêm:
ket qua xo so ||
dien thoai moi ||
cach su dung dien thoai ||
dap an dh ||
de thi dai hoc 2011 ||
diem thi 2014
trangkutehd- Member
- Tổng số bài gửi : 150
Registration date : 02/08/2010
Similar topics
» Bí quyết học thi tốt
» Bí quyết trị sẹo
» Những “điểm nóng” quyết định trận MU - Arsenal
» 10 bí quyết giúp ngăn ngừa nếp nhăn
» Tin nhanh-Trận quyết đấu sống Juventus-Roma
» Bí quyết trị sẹo
» Những “điểm nóng” quyết định trận MU - Arsenal
» 10 bí quyết giúp ngăn ngừa nếp nhăn
» Tin nhanh-Trận quyết đấu sống Juventus-Roma
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết