LÀM GIÀU KHÔNG KHÓ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
LÀM GIÀU KHÔNG KHÓ
Đầu tư có mạo hiểm không?
Mọi người thường nói: “Đầu tư là mạo hiểm”. Với họ, ý nghĩ đó là thực tế, và vì họ cho đó là thực tế nên nó trở thành thực tế của chính họ mặc dù đầu tư không nhất thiết là mạo hiểm. Trong khi luôn có rủi ro tiềm ẩn, như rủi ro khi qua đường hay khi đi xe đạp, thì bản thân hành động lại không nhất thiết là mạo hiểm. Vì thế một số người coi đầu tư là mạo hiểm vì họ cho rằng suy nghĩ của họ là thực tế.
Vài tháng trước, tôi cùng với một cố vấn đầu tư của một ngân hàng nổi tiếng đã được mời tham dự cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh. Bàn về những ý tưởng của tôi trong cuốn Rich Dad Poor Dad, nhà cố vấn đầu tư đó nói:
"Robert Kiyosaki cho rằng mọi người nên bắt tay vào việc xây dựng công việc kinh doanh của riêng mình nếu muốn giàu có. Nhưng ông ấy đã không nhận ra một điều rằng đa số mọi người không có đủ khả năng làm việc đó. Đây là phương án cực kỳ mạo hiểm. Các phân tích cho thấy cứ 10 doanh nghiệp thì có tới 9 doanh nghiệp phá sản trong 5 năm đầu tồn tại. Vì thế ý tưởng của Kiyosaki hết sức mạo hiểm. Hãy đề nghị ông ấy nói rõ hơn về thực tế này”.
Bình luận viên của chương trình vô cùng vui sướng vì đã có vấn đề để tranh luận trong chương trình của mình, anh ta quay sang hỏi tôi bằng một giọng rất phấn khích: “Thưa ông Kiyosaki, ông có thể nói gì về thực tế đó?”
Đã quen với những câu hỏi kiểu như vậy, tôi sẵn sàng tham gia cuộc khẩu chiến. Ngừng một lúc, tôi hắng giọng và nói:
“Trước đây, tôi đã từng xem và nghe thấy những phân tích ấy. Theo kinh nghiệm của tôi thì những phân tích ấy hoàn toàn chính xác. Tôi đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản khi chưa kịp kỷ niệm 5 năm thành lập”.
Nhà cố vấn cao giọng hỏi: “Vậy tại sao ông lại khuyên mọi người nên bắt tay xây dựng công việc kinh doanh của riêng mình?”.
“Trước hết, tôi không khuyên mọi người bắt đầu công việc kinh doanh riêng. Tôi chỉ nói là mỗi người nên để tâm đến công việc làm ăn của cá nhân mình. Khi nói để tâm đến công việc làm ăn của cá nhân mình là tôi muốn họ chú ý đến danh mục đầu tư. Đó không nhất thiết là bắt đầu công việc kinh doanh mặc dù một doanh nghiệp làm ăn tốt thường là tài sản giúp người giàu càng giàu hơn”.
Nhà cố vấn hỏi tiếp: “Thế còn các rủi ro thì sao? Ông nghĩ gì về con số 9 trong số 10 doanh nghiệp phá sản?”.
“Đúng vậy, ông nghĩ thế nào?” - Bình luận viên cũng hỏi theo nhưng với giọng nói ít hào hứng hơn vì thấy cuộc tranh luận đã không đi đến hồi gay cấn.
“Trước hết, trong khi 9 doanh nghiệp phá sản thì vẫn còn 1 doanh nghiệp tồn tại. Khi nhận ra thực tế đáng buồn là có tới 9 trong số 10 doanh nghiệp không thể tồn tại được, tôi biết rằng mình phải chuẩn bị cho ít nhất là 9 lần thất bại”.
Nhà cố vấn hỏi lại: “Ông đã chuận bị cho 9 lần thất bại?” - ”Đúng thế. Trên thực tế, tôi đã từng là một trong số 9 doanh nghiệp không sống sót được. Tôi đã từng thất bại hai lần, nhưng cuối cùng tôi đã làm được trong lần cố gắng thứ 3”.
Nhà tư vấn đầu tư, vốn là nhân viên chứ không phải là chủ ngân hàng hỏi tiếp: “Thế ông cảm thấy thế nào khi thất bại? Có đáng để bị như vậy không?”.
“Lần đầu tiên tôi cảm thấy vô cùng kinh khủng, nó còn tệ hơn cả lần thất bại thứ hai. Nhưng tôi thấy thất bại đó rất giá trị. Nếu không vấp ngã hai lần, tôi sẽ không thể về hưu sớm hơn 18 năm và cũng không thể được tự do về tài chính như hôm nay. Cũng phải mất một thời gian tôi mới lấy lại được tinh thần. Tuy cảm thấy rất tồi tệ nhưng tôi đã chẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý để thực hiện 10 thậm chí là 12 lần. Tuy không muốn thất bại nhiều lần như vậy nhưng tôi sẵn lòng chấp nhận”.
“Điều đó quả là quá mạo hiểm đối với tôi và với nhiều người”, nhà cố vấn nói.
“Đúng thế. Nó đặc biệt nguy hiểm nếu như ông không sẵn sàng chấp nhận thất bại hoặc chỉ chịu thất bại một lần. Càng tệ hơn nếu ông coi thất bại là điều gì đó kinh khủng. Cha nuôi đã dạy tôi rằng thất bại là mẹ của thành công. Dù trước đây đã thành công nhưng tôi nhận thẩy tỷ lệ đó vẫn không thay đổi. Mỗi khi bắt đầu một công việc kinh doanh, tôi vẫn tâm niệm rằng 9 trong số 10 doanh nghiệp sẽ thất bại”.
Người bình luận chương trình quay sang hỏi tôi: “Tại sao ông lại nói như vậy?”
“Bởi vì tôi thấy mình cần khiêm tốn và lưu tâm đến tỷ lệ đó. Tôi đã chứng kiến nhiều người thành lập doanh nghiệp, kiếm rất nhiều tiền, sau đó họ trở nên ..."
(còn tiếp)
Mọi người thường nói: “Đầu tư là mạo hiểm”. Với họ, ý nghĩ đó là thực tế, và vì họ cho đó là thực tế nên nó trở thành thực tế của chính họ mặc dù đầu tư không nhất thiết là mạo hiểm. Trong khi luôn có rủi ro tiềm ẩn, như rủi ro khi qua đường hay khi đi xe đạp, thì bản thân hành động lại không nhất thiết là mạo hiểm. Vì thế một số người coi đầu tư là mạo hiểm vì họ cho rằng suy nghĩ của họ là thực tế.
Vài tháng trước, tôi cùng với một cố vấn đầu tư của một ngân hàng nổi tiếng đã được mời tham dự cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh. Bàn về những ý tưởng của tôi trong cuốn Rich Dad Poor Dad, nhà cố vấn đầu tư đó nói:
"Robert Kiyosaki cho rằng mọi người nên bắt tay vào việc xây dựng công việc kinh doanh của riêng mình nếu muốn giàu có. Nhưng ông ấy đã không nhận ra một điều rằng đa số mọi người không có đủ khả năng làm việc đó. Đây là phương án cực kỳ mạo hiểm. Các phân tích cho thấy cứ 10 doanh nghiệp thì có tới 9 doanh nghiệp phá sản trong 5 năm đầu tồn tại. Vì thế ý tưởng của Kiyosaki hết sức mạo hiểm. Hãy đề nghị ông ấy nói rõ hơn về thực tế này”.
Bình luận viên của chương trình vô cùng vui sướng vì đã có vấn đề để tranh luận trong chương trình của mình, anh ta quay sang hỏi tôi bằng một giọng rất phấn khích: “Thưa ông Kiyosaki, ông có thể nói gì về thực tế đó?”
Đã quen với những câu hỏi kiểu như vậy, tôi sẵn sàng tham gia cuộc khẩu chiến. Ngừng một lúc, tôi hắng giọng và nói:
“Trước đây, tôi đã từng xem và nghe thấy những phân tích ấy. Theo kinh nghiệm của tôi thì những phân tích ấy hoàn toàn chính xác. Tôi đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản khi chưa kịp kỷ niệm 5 năm thành lập”.
Nhà cố vấn cao giọng hỏi: “Vậy tại sao ông lại khuyên mọi người nên bắt tay xây dựng công việc kinh doanh của riêng mình?”.
“Trước hết, tôi không khuyên mọi người bắt đầu công việc kinh doanh riêng. Tôi chỉ nói là mỗi người nên để tâm đến công việc làm ăn của cá nhân mình. Khi nói để tâm đến công việc làm ăn của cá nhân mình là tôi muốn họ chú ý đến danh mục đầu tư. Đó không nhất thiết là bắt đầu công việc kinh doanh mặc dù một doanh nghiệp làm ăn tốt thường là tài sản giúp người giàu càng giàu hơn”.
Nhà cố vấn hỏi tiếp: “Thế còn các rủi ro thì sao? Ông nghĩ gì về con số 9 trong số 10 doanh nghiệp phá sản?”.
“Đúng vậy, ông nghĩ thế nào?” - Bình luận viên cũng hỏi theo nhưng với giọng nói ít hào hứng hơn vì thấy cuộc tranh luận đã không đi đến hồi gay cấn.
“Trước hết, trong khi 9 doanh nghiệp phá sản thì vẫn còn 1 doanh nghiệp tồn tại. Khi nhận ra thực tế đáng buồn là có tới 9 trong số 10 doanh nghiệp không thể tồn tại được, tôi biết rằng mình phải chuẩn bị cho ít nhất là 9 lần thất bại”.
Nhà cố vấn hỏi lại: “Ông đã chuận bị cho 9 lần thất bại?” - ”Đúng thế. Trên thực tế, tôi đã từng là một trong số 9 doanh nghiệp không sống sót được. Tôi đã từng thất bại hai lần, nhưng cuối cùng tôi đã làm được trong lần cố gắng thứ 3”.
Nhà tư vấn đầu tư, vốn là nhân viên chứ không phải là chủ ngân hàng hỏi tiếp: “Thế ông cảm thấy thế nào khi thất bại? Có đáng để bị như vậy không?”.
“Lần đầu tiên tôi cảm thấy vô cùng kinh khủng, nó còn tệ hơn cả lần thất bại thứ hai. Nhưng tôi thấy thất bại đó rất giá trị. Nếu không vấp ngã hai lần, tôi sẽ không thể về hưu sớm hơn 18 năm và cũng không thể được tự do về tài chính như hôm nay. Cũng phải mất một thời gian tôi mới lấy lại được tinh thần. Tuy cảm thấy rất tồi tệ nhưng tôi đã chẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý để thực hiện 10 thậm chí là 12 lần. Tuy không muốn thất bại nhiều lần như vậy nhưng tôi sẵn lòng chấp nhận”.
“Điều đó quả là quá mạo hiểm đối với tôi và với nhiều người”, nhà cố vấn nói.
“Đúng thế. Nó đặc biệt nguy hiểm nếu như ông không sẵn sàng chấp nhận thất bại hoặc chỉ chịu thất bại một lần. Càng tệ hơn nếu ông coi thất bại là điều gì đó kinh khủng. Cha nuôi đã dạy tôi rằng thất bại là mẹ của thành công. Dù trước đây đã thành công nhưng tôi nhận thẩy tỷ lệ đó vẫn không thay đổi. Mỗi khi bắt đầu một công việc kinh doanh, tôi vẫn tâm niệm rằng 9 trong số 10 doanh nghiệp sẽ thất bại”.
Người bình luận chương trình quay sang hỏi tôi: “Tại sao ông lại nói như vậy?”
“Bởi vì tôi thấy mình cần khiêm tốn và lưu tâm đến tỷ lệ đó. Tôi đã chứng kiến nhiều người thành lập doanh nghiệp, kiếm rất nhiều tiền, sau đó họ trở nên ..."
(còn tiếp)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết