LỚP 12C9
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Dịch tả đã đến Khánh Hòa

2 posters

Go down

Dịch tả đã đến Khánh Hòa Empty Dịch tả đã đến Khánh Hòa

Bài gửi  toco 20/11/2007, 9:23 am


Chúng ta dùng từ dịch tả mới nói lên hết sự nguy hiểm của bệnh đang lây lan nhanh và rất nguy hiểm này.

Về mặt nguyên tắc theo quy định của Tổ chức y tế thế giới thì có 5 bệnh mà chỉ cần MỘT ca duy nhất được chẩn đoán thì phải công bố dịch là: Dịch tả, SARS, bại liệt, dịch hạch và sốt vàng (châu Phi).

Tuy nhiên tại Việt Nam trong thời gian vừa qua có rất nhiều ca mắc bệnh dịch tả nhưng Bộ Y Tế chưa chịu công bố dịch là do các nguyên nhân sau: Type phẩy khuẩn tả mà họ tìm thấy là Vibrio Cholerae 03 chứ không phải là Vibrio Cholerae 01. mà theo lý thuyết thì chỉ có Vibrio Cholerae 01 mới gây dịch tả. Có nghĩa là Bộ Y Tế Việt Nam vẫn loay hoay chưa tìm ra nguyên nhân gây dịch đợt này.

Tại sao chúng ta gọi là bệnh "tiêu chảy cấp tính nguy hiểm" (là bệnh không hề có tên trong bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD10)??? Very Happy
Đành rằng kinh tế, du lịch và uy tín của chúng ta quan trọng, nhưng sao quan trọng bằng tính mạng của con người??!!Evil or Very Mad

Các quan chức y tế phát biểu "xử lý vụ dịch còn rất nhiều điều phải xem xét một cách tỉnh táo" !! Hiện nay 10 tỉnh thành đã nhiễm rồi!

Thứ trưởng bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu bên lề quốc hội đăng trên báo Tiền Phong.
Bà nói: "Bệnh này thì hiện đã có thuốc đặc trị" nhưng bà vẫn chưa biết nó là bệnh gì nguyên nhân do loại vi trùng nào gây ra. "ngành y tế cần phải có thời gian theo dõi và xác, định".
Chưa xác định được chủng loại vi trùng mà dám tuyên bố là đã có thuốc đặc trị thì liều quá


In nghiên trích từ bbc.co.ok
Theo BS.Võ Đức Chiêu




toco
toco
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 234
Registration date : 09/08/2007

http://khatech.com

Về Đầu Trang Go down

Dịch tả đã đến Khánh Hòa Empty Ba phần tư số người nhiễm tả không có triệu

Bài gửi  toco 20/11/2007, 9:38 am


Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 75% số người mang vi khuẩn tả không có hiểu hiện gì. Điều này có nghĩa họ sẽ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng mà không ai biết để cảnh giác.

Tả là một tình trạng viêm nhiễm đường ruột cấp tính do dùng thức ăn nhiễm vi khuẩn Vibrio cholerae. Sau 2 giờ đến 5 ngày ủ bệnh, các triệu chứng nôn, tiêu chảy... xuất hiện. Tuy nhiên theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ có 1/4 số người mang vi khuẩn tả có biểu hiện đó.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tường Vân, Trưởng khoa Khám bệnh Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia, xác nhận trong bệnh tả cũng có những người lành mang vi khuẩn, nghĩa là có mầm bệnh trong cơ thể nhưng không biểu hiện triệu chứng. Một số người khác cũng bị đi ngoài nhưng mức độ nhẹ, chỉ giống như tiêu chảy thông thường nên dễ bị bỏ qua.

Dù có triệu chứng hay không, người mang khuẩn tả vẫn là nguồn lây cho cộng đồng, bởi phẩy khuẩn có thể tồn tại trong cơ thể đến vài tháng. Những người lành mang mầm bệnh càng nguy hiểm bởi không ai biết để thực hiện các biện pháp phòng tránh. Phẩy khuẩn tả từ nguồn chất thải của họ không được xử lý sẽ đi vào hệ thống nước thải chung và làm ô nhiễm cho cây trồng, thủy sản...

Để ngăn nguy cơ bệnh tả từ những người đó, theo bác sĩ Tường Vân, người dân cần "ăn chín, uống sôi, đậy lồng bàn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh trong bất cứ thời điểm nào chứ không phải chỉ khi có dịch".

Vi khuẩn gây bệnh tả có thể sống khá lâu trong môi trường. Đặc biệt, nó rất ưa những môi trường mặn, chẳng hạn như các vùng nước lợ, trong mắm tôm... Nó có thể sống nhiều ngày trong phân, nhiều tuần trong nước. Ở nhiệt độ 30 độ C, nó có thể tồn tại đến vài tháng. Con này chết đi, con khác lại sinh sôi nên mầm bệnh không bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi môi trường.

Tuy vậy, khuẩn tả lại rất dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, chỉ cần đun sôi vài phút là chúng sẽ chết. Xà phòng và các chất sát khuẩn thông thường như cồn, Chloramin B... cũng giúp diệt phẩy khuẩn. Vì vậy, nếu ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ thì không sợ mắc bệnh.


Cách xử lý chất thải của người bệnh

Phân và chất nôn của bệnh nhân là môi trường chứa nhiều khuẩn tả nhất, vì vậy cần được xử lý triệt để. Cách làm đang được áp dụng là đổ dung dịch Chloramin B 10% vào theo tỷ lệ 1/1 (tức 1 lít phân thì cho 1 lít thuốc), sau 30 phút mới đổ vào hệ thống chất thải chung.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, khi có bệnh nhân nghi ngờ nhiễm tả, cần báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để có nhân viên đến xử lý môi trường đảm bảo đúng quy trình.
Những người chăm sóc hay tiếp xúc với người bệnh nếu bị bắn, dính chất thải, chất nôn cần rửa sạch bằng cồn hoặc Chloramin B, đồng thời đến gặp bác sĩ để uống thuốc dự phòng.

Câu hỏi: Cũng xin được hỏi thăm Bác Sĩ về phưong pháp điều trị đối với tiêu chảy cấp. Khi mà phát hiện tiêu chảy cấp thì bệnh nhân có được khuyên về các biện pháp xử lý ngay tại nhà như thế nào không?

Tra lời: Hiện nay Bộ Y Tế đưa ra cái phác đồ chung cùng những hướng dẫn chung cho bác sĩ thì vấn đề thứ nhứt là phòng ngừa là trước, là mình phải ăn chín uống sôi, tất cả thức ăn đều nên nấu chín, đặc biệt là rau phải ăn chín.
Ví dụ như có triệu chứng thì nếu triệu chứng nhẹ thì mình uống nước để bù mất nước. Chẳng hạn bệnh nhân biết Oresol hoặc là những viên nitric, hoằc là nước sôi, nấu nước vo gạo cũng được, trong đó mình bỏ một phần muối, 20 phần đường.
Bệnh nhân ở Việt Nam thường thường người ta rất là quen với vấn đề đó. Còn nếu mà sốt thì đi khám bác sĩ gần nhất thì bác sĩ có một phương án điều trị phân biệt loại nhẹ, trung bình hay nặng và tuỳ mức độ mà bác sĩ điều trị.
toco
toco
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 234
Registration date : 09/08/2007

http://khatech.com

Về Đầu Trang Go down

Dịch tả đã đến Khánh Hòa Empty ORESOL

Bài gửi  toco 20/11/2007, 9:42 am


Là tên viết tắt của tiếng Anh Oral Rehydratation Solution (dung dịch uống để bù nước- còn viết là ORS)

Công thức: Một gói ORESOL để pha vào một lít nước

Glucose: 20g

Natriclorid: 3,5g

Natrihydrocarbonat: 2,5g

Kali clorid: 1,5g

Khi uống thì pha cả gói với một lít nước dùng ngay không được để quá 24 giờ.

Tác dụng: Uống để bù nước tròng trường hợp tiêu chảy, nôn...gây mất nước nghiêm trọng.

Liều dùng: Đối với người mất nước trung bình thường bù 100ml nước cho 1kg thể trọng trong 4 giờ tức là:

Trẻ em 0- 6 tháng 400ml

Trẻ em 6 tháng- 2 nǎm 600ml

Trẻ em 2 - 5 nǎm 800ml

Trẻ em trên 5 tuổi 1000ml

Người lớn 1500ml

Ghi chú: Khi không có sẵn ORS thì có thể dùng 1 trong các dung dịch sau:

1. Nước muối - đường: một thìa con muối, 8 thìa đường trong một lít nước. Có thể vắt thêm 1/2 quả chanh.

2. Nước cháo muối: Gạo 50g, muối ǎn 1 thìa, nước 1 lit. Đun nhừ thành cháo.

3. Nước dừa muối: Muối ǎn 1 thìa cho 1 lít nước dừa non dùng bù nước như ORS
toco
toco
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 234
Registration date : 09/08/2007

http://khatech.com

Về Đầu Trang Go down

Dịch tả đã đến Khánh Hòa Empty trơi!

Bài gửi  anh-khoa 20/11/2007, 10:00 am

Đã xuất hiện dịch ở đâu vậy mạy?Heo tai xanh giờ đến diich tả,bữa giờ ko biết ăn gì cho ngon bây giờ cảnh này chắc nhin đói là hiệu quả nhất quá
anh-khoa
anh-khoa
Member

Tổng số bài gửi : 146
Age : 39
Registration date : 14/08/2007

Về Đầu Trang Go down

Dịch tả đã đến Khánh Hòa Empty Re: Dịch tả đã đến Khánh Hòa

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết